Người xưa dặn: “Làm khách tuyệt đối không rửa bát nhà người, là chủ nhà đ:ại k:ỵ để khách rửa bát”, tại sao?

 

Người xưa dặn: “Làm khách tuyệt đối không rửa bát nhà người, là chủ nhà đ:ại k:ỵ để khách rửa bát”, tại sao?

Người xưa rất chú trọng lễ nghĩa hành xử vì điều đó không chỉ thể hiện phẩm giá bản thân mà còn liên quan tới tài vận sau này.

Người xưa luôn xem nết ăn nết ở của một người để đánh giá về nền giáo dục gia đình và tài vận tương lai. Một trong những cách giao lưu để thấu hiểu phẩm chất của người xưa là mời khách và đi làm khách. Thời xưa, nam nữ không tự do gặp gỡ nên những lần gia đình mời khách là những dịp để mọi người quen biết tìm hiểu nhau. Bởi thế người xưa khi đã mời ai tới làm khách nhà mình là rất quan trọng và khi đã nhận lời làm khách tới dự tiệc dự cơm nhà ai thì đều phải chuẩn bị cẩn thận chỉn chu từ áo quần, lời ăn tiếng nói, cách hành xử, quà cáp lễ vật mang theo.

Một trong những nguyên tắc ứng xử người xưa cho là quan trọng đó là khi tới làm khách thì không nên vào bếp và rửa bát, cũng như khi là chủ nhà thì đại kỵ để khách phải rửa bát. Vì sao lại thế?

lam-khach-khong-rua-bat

Làm khách đừng rửa bát nhà người

Khi bạn làm khách tức là ở vị trí tương quan ứng xử rất lịch thiệp. Khách trong văn hóa xưa là người ở vị trí trang trọng và không nên quá gần cũng không nên quá xa. Nếu gần quá thì thành xuề xòa, qua quýt, xuống giá, nếu xa lạ khách sáo quá thì không thân thiện.

Việc rửa bát từ xa xưa tới nay đều là việc tế nhị, đó là việc dọn dẹp được cho là của người nội trợ trong gia đình hoặc là của người giúp việc. Trong gia đình quyền thế thì giúp việc mới rửa bát. Trong gia đình bình thường thì rửa bát là việc của người nội trợ hoặc người nhà. Bởi vậy nếu làm khách, nhất là khi mới quen, chưa quá thân, mới qua lại mà bạn đã lao vào rửa bát cho nhà họ là sa sút tài vận, biến mình thành osin, giúp việc nhà họ.

Người xưa dạy con cháu không kiêu ngạo nhưng cũng đừng quá xuề xòa trong ứng xử, không làm cao nhưng cũng phải giữ tự tôn của bản thân. Nếu làm khách mà vội vào rửa bát là hạ thấp phẩm giá của mình, là tốt không cần thiết. Bạn làm khách cần được để chủ nhà tôn trọng và đối đãi cẩn thận.

Đặc biệt nếu có tình cảm nam nữ yêu đương khi làm khách nhà bạn trai bạn gái lần đầu thì càng không cần vào rửa bát. Chỉ khi bạn đã qua lại nhiều thì cùng nhau làm, cũng không nên làm một mình, bởi như vậy là họ sẽ dần coi đó là việc của bạn, vị thế của bạn sẽ giảm sút.
rua-bat-nha-nguoi-khi-lam-khach
Làm chủ nhà đừng để khách rửa bát

Chủ nhà mà lại để khách rửa bát là không chỉn chu, đón tiếp không chu đáo. Điều đó khiến cho khách lần sau không muốn tới, không muốn kết giao nữa, mất đi quan hệ tốt đẹp. Chủ nhà để khách rửa bát là coi thường khách.

Người xưa rất tôn trọng lễ nghĩa nên khi đã mời khách phải thể hiện sự chu đáo, nếu không mối quan hệ sẽ nhạt dần và tài vận suy giảm, gia đình bị đánh giá là kém giáo dục hoặc không đáng để kết giao.

Ngày nay việc này cũng tương tự. việc rửa bát bao năm vẫn là chủ đề quan trọng trong ứng xử, nhất là với chị em khi đi làm khách nhà người yêu.

Do đó trong ứng xử nên linh hoạt. Khi bạn làm khách nhiều lần quen biết thân thiết thì có thể vào rửa bát nhưng lưu ý cùng làm thì được, tránh việc phải làm một mình. Điều đó không khiến bạn thoải mái và cũng khiến cho mối quan hệ đôi bên rạn nứt, nhat phai.

Một vài chiếc bát nhưng có thể thấy được thái độ học thức nhận và cách hành xử. Do đó khi làm khách và khi mời khách rất cần chú ý chuyện này, dù tưởng là chuyện nhỏ nhưng lại rất quan trọng để đánh giá mối quan hệ tiếp theo.

*Thông tin mang tính tham khảo chiêm nghiệm