SẮP TỚI MÙA DU LỊCH BIỂN RỒI, ĐI BIỂN THẤY CHỖ KHÔNG CÓ SÓNG THÌ ĐỪNG LẠI GẦN

 



 

MÙA DU LỊCH BIỂN LẠI ĐẾN, ĐI BIỂN THẤY CHỖ KHÔNG CÓ SÓNG THÌ ĐỪNG LẠI GẦN





Đó là dòng chảy xa bờ, có thể xuất hiện NGẪU NHIÊN dọc bờ biển. Khu vực này sẽ có màu tối sậm hơn do nước chỗ ấy sâu hơn bình thường, mặt nước lặng hơn và sóng nhỏ hơn...



Một khi bước vào đây thì nước sẽ cuốn bạn ra ngoài giữa biển với vận tốc rất nhanh, đến mức vận động viên bơi lội Olympic cũng chưa chắc bơi ngược lại được. Đây cũng là nguyên nhân gây ra 80% các vụ đuối nước ở biển

Lỡ bị cái dòng chảy này cuốn thì việc đầu tiên là bình tĩnh, sau đó bơi theo chiều ngang để thoát ra chứ đừng cố bơi tiến vào bờ.


DÒNG CHẢY XA BỜ LÀ GÌ?
Là một dòng nước mạnh chảy từ bờ hướng ra biển. Sóng sẽ đánh và đưa nước biển vào bờ, nhưng khi nước biển được liên tục đưa vào bờ thì chúng tập hợp lại thành một dòng đi ngược ra biển. Dòng nước biển đi từ bờ ra biển này được gọi là rip (hay rip current).


- Nơi có dòng chảy xa bờ là vùng nước lặng, hầu như không có sóng.

"Dòng chảy xa" bờ thường hẹp, có chiều ngang khoảng từ 1-3 m, tuy nhiên có khi chiều rộng này lớn đến hơn cả 10 m. Trong một ngày chúng có thể di chuyển đến những vị trí khác nhau trong vùng sóng đổ.

Tại Việt Nam liên tục có hiện tượng “dòng chảy xa bờ”, trong đó có những bãi biển thu hút rất nhiều du khách như Cửa Lò, Đà Nẵng, Tuy Hòa, Nha Trang, Sầm Sơn...

Dòng chảy xa bờ được ví như một dòng sông nhỏ sẽ cuốn tất cả những gì rơi vào nó xa khỏi bờ và đưa thẳng ra biển. Vận tốc trung bình dòng chảy có thể thay đổi từ 0,5 m đến 1m/giây, khi đó không ai có khả năng bơi ngược nó để vào bờ.

Mặt nước nơi có dòng chảy xa bờ thường lặng, ít sóng nên dễ làm cho bạn hiểu lầm đó là nơi an toàn. Khi bạn bơi vào dòng chảy xa bờ, ngay lập tức nó kéo người biết bơi ra xa bờ làm cho người biết bơi kiệt sức khi cố bơi ngược dòng chảy xa bờ, rồi chết đuối. Bên cạnh đó, sự hoảng loạn khiến người bơi không còn khả năng phán đoán chính xác.

Đối với người không biết bơi, dòng chảy xa bờ có thể kéo ra chỗ sâu hơn, dù đang đứng ở mực nước ngang hông. Khi đó, người không biết bơi sẽ hoảng loạn và có thể đuối nước




CÁCH NHẬN BIẾT
Có thể nhận biết được dòng chảy xa bờ bằng đặc điểm sau:
- Có màu sậm hơn vì nơi đó nước sâu hơn.
- Có mặt nước lặng hơn, thường có sóng nhỏ hơn.

- Đôi khi có các mảnh vỡ, bọt nước nổi trên mặt dòng chảy xa bờ và trôi ra biển.