Khung giờ đại lộc cúng Rằm tháng Chạp năm Quý Mão để gia tiên phù hộ

 Khung giờ đại lộc cúng Rằm tháng Chạp năm Quý Mão để gia tiên phù hộ

Gia chủ có thể lựa khung giờ hoàng đạo để cúng Rằm tháng Chạp, mong cầu mọi chuyện tốt lành đến với gia đình.

Rằm tháng Chạp có gì đặc biệt?

Rằm tháng Chạp chính là ngày Rằm cuối cùng trong năm âm lịch. Thời điểm này, các gia đình cũng bắt đầu tất bật chuẩn bị chào đón năm mới. Vì là ngày Rằm cuối năm nên mọi người thường chuẩn bị lễ cúng cầu kỳ hơn để xua đi những khó khăn, xui xẻo của năm cũ, mong cầu năm mới an lành, may mắn.

Cúng Rằm tháng Chạp năm Quý Mão vào ngày nào, giờ nào đẹp nhất?

Theo lịch vạn niên, ngày Rằm tháng Chạp (15/12 âm lịch) rơi vào thứ Nam, ngày 25/1/2024 dương lịch. Thông thường, việc cúng Rằm có thể được thực hiện vào chính Rằm (tức ngày 15 âm lịch) hoặc làm sớm vào ngày 14 âm lịch. Ngoài hai ngày này, việc cúng Rằm vào các ngày khác đều được coi là không thiêng.

cung-ram-thang-chap-01

Với năm Quý Mão, gia chủ có thể làm lễ cúng Rằm vào ngày 14 hay 15 âm lịch đều được. Trong đó:

- Ngày 14/12 âm lịch, tức ngày 24/1/2024 dương lịch là ngày Đinh Hợi, thuộc ngày Đại An, là ngày hoàng đạo (ngày tốt). Ngày này mang đến sự bình yên, thịnh vượng, may mắn, thành công. Gia chủ có thể thực hieenjc ác việc như động thổ, nhập trạch, cưới xin, khai trương... trong ngày này. Việc cúng lễ, cầu khấn hoàn toàn có thể thực hiện vào ngày này.

Khung giờ tốt trong ngày 14/12 âm lịch năm Quý Mão gồm 7h-9h, 11h-13h, 13h-15h.

- Ngày 15/12 âm lịch, tức ngày 25/1/2024 dương lịch là thứ Năm, ngày Mậu Tý, thuộc ngày Lưu Niên. Đây là ngày chính Rằm, các gia đình có thể làm lễ cúng bất kể ngày đó là ngày tốt hay ngày xấu.

Thông thường, ngày Lưu niên được coi là ngày không tốt, gây ra sự trì trệ. Tuy nhiên, việc làm chậm nhưng chắc chắn, vẫn có thể đạt được kết quả như ý muốn. Ngày Lưu Niên không ảnh hưởng gì tới hoạt động cúng lễ Rằm. Trong ngày này, gia chủ hoàn toàn có thể dâng lễ lên tổ tiên, thần linh để cầu bình an.

Khung giờ tốt trong ngày gồm 5h-7h, 11h-13h, 15-17h.

Lưu ý, khi cúng Rằm, gia chủ nên chọn cúng vào ban ngày hoặc chiều tối, tốt nhất nên thực hiện trước khi trời tối; tránh làm lễ cúng quá muộn.

Lễ vật cúng Rằm tháng Chạp

cung-ram-thang-chap-02

Lễ vật cúng Rằm tháng Chạp có thể chuẩn bị tùy theo phong tục địa phương và điều kiện của gia đình. Gia chủ có thể lựa chọn các món đồ tùy theo quan niệm và điều kiện thực tế để dâng lên tổ tiên, thần linh, miễn sao đảm bảo yếu tố trang trọng, thành tâm.

Một số lễ vật thường xuất hiện trong lễ cúng Rằm tháng Chạp gồm hương, hoa tươi, trái cây tươi, trầu cau, nước sạch, vàng mã...

Ngoài ra, một số gia đình sẽ chuẩn bị lễ mặn gồm gà luộc, xôi, bánh chưng, giò, nem, thịt đông, canh măng miến... để dâng lên thần linh, tổ tiên.

Gia chủ có thể tùy theo điều kiện mà sắm lễ vật sao cho phù hợp.

* Thông tin mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.