Đi viếng đ;ám m;a có làm cho b;ệnh u;ng th;ư di că;n nhanh, tái phát? Sự thật như thế nào mà khiến nhiều người rùn;g mình?

 

Đi viếng đ;ám m;a có làm cho b;ệnh u;ng th;ư di că;n nhanh, tái phát? Sự thật như thế nào mà khiến nhiều người rùn;g mình?

Bạn tôi mắc ung thư vú, phải tránh mặt khỏi tang lễ của chính bố mẹ đẻ vì sợ ‘hơi độc của đám ma’ làm bệnh nặng thêm.

Những ai không nên đi viếng đám ma?

Ngày cuối tuần, tôi có thời gian hẹn cà phê với mấy người bạn học thời đại học. Trong cuộc trò chuyện rôm rả, cậu bạn tôi thắc mắc: “Tại sao những người mắc bệnh ung thư lại phải kiêng đi đám ma? Có cơ sở khoa học gì không?”. Đúng là thực tế là người Việt hay có suy nghĩ như vậy. Hơn chục năm trước, cô đồng nghiệp cũ của tôi cũng bị mắc bệnh ung thư vú. Khi bố mẹ già yếu qua đời, bạn tôi cũng phải tránh không có mặt trong lễ tang vì sợ bệnh nặng thêm vì “hơi độc của đám ma”.

Tổ chức tang lễ là phong tục truyền thống của nhân dân ta để bày tỏ sự thương tiếc, tưởng nhớ của mọi người tới những người đã khuất. Chính vì ý nghĩa quan trọng như vậy mà hầu hết chúng ta thường cố gắng thu xếp công việc riêng để đến dự và nhìn mặt người thân của mình lần cuối.

Người Việt từ lâu vẫn quan niệm rằng, đám ma mang đến những điều không tốt lành do mang tử khí nặng, hơi lạnh tỏa ra từ người chết sẽ nhiễm vào những người đi đám ma, gây bệnh nếu cơ thể không đủ sức đề kháng. Chính vì vậy, những người ốm không nên đến những nơi này vì sẽ bị ảnh hưởng sức khỏe. Người có sức đề kháng kém như trẻ nhỏ, người già đang mang bệnh, phụ nữ có thai, mắc bệnh hiểm nghèo như ung thư… càng được khuyên không nên đi đám ma kẻo nhiễm hơi lạnh từ người chết.

Cũng vì suy nghĩ này cộng với quan điểm “có thờ có thiêng, có kiêng có lành” nên nhiều người bệnh ung thư đã không dám đến đưa tiễn chính người thân, bạn bè của mình khi họ qua đời.

Bản thân tôi đang công tác ở một đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Y tế, được làm việc cùng với nhiều đồng nghiệp là bác sĩ, dược sĩ, nên ít nhiều cũng có kiến thức về ngành Y. Tôi không tin vào những quan niệm không có cơ sở khoa học. Cho tới thời điểm hiện tại, vẫn chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh rằng việc đi đám ma sẽ làm cho mức độ bệnh của bệnh nhân ung thư nặng hơn.

Cảm giác mệt mỏi mà những người bệnh nhận thấy sau khi dự đám tang là do ảnh hưởng về mặt tâm lý. Đây cũng là cảm giác xảy ra không chỉ với người bệnh ung thư mà với bất cứ người nào bởi không khí u buồn ở đám tang sẽ ám ảnh tâm lý ta. Chính những cảm xúc xấu này đã khiến sức khỏe của họ ngày càng yếu đi. Khi tinh thần suy sụp, thể trạng yếu sẽ tạo cơ hội khiến tế bào ung thư càng phát triển nhanh hơn, di căn mạnh hơn, mức độ bệnh tật ngày càng phức tạp hơn.

Ngoài lý do tâm lý, người bệnh vốn dĩ có sức đề kháng kém nên khi đi tới những chỗ lạnh dễ khiến cơ thể họ mệt thêm và sinh bệnh. Đặc biệt, với những người mắc bệnh ung thư, trong có thể họ có những tế bào lạ nên kháng thể yếu hơn người bình thường, và khả năng chịu cái lạnh ở đám tang yếu hơn người bình thường.

Còn nếu người bệnh ung thư có sức khỏe ổn định, tinh thần kiên cường thì tôi tin họ vẫn có thể đi đám ma được. Khi tinh thần vững, sức khỏe ổn định thì việc hoàn toàn không có gì đáng lo sợ. Chỉ có một điều đáng lưu tâm là ở đám tang thường xuất hiện nhiều người qua lại, vì thế người bị ung thư cũng dễ lây nhiễm các loại bệnh khác khiến bệnh tình trở nặng.

Đối với những bệnh ung thư, khi đi đám ma, cần chuẩn bị tâm lý tốt, phải chắc chắn rằng sức khỏe của mình ổn định, tuân thủ chế độ điều trị và chuẩn bị đầy đủ thuốc men cần thiết để đảm bảo sức khỏe. Trước khi đi đám ma, bạn nên làm một số việc để tránh hơi lạnh như: vo dập lá trầu để dán vào rốn hoặc lỗ mũi, hoặc vò nát bỏ vào túi, thoa vào lòng bàn tay bàn chân và mặt; bạn cũng có thể để vào túi áo hoặc túi quần một nhánh tỏi đập dập. Ngậm một miếng gừng trong miệng hoặc uống một chung rượu mạnh cũng giúp cơ thể ấm hơn. Hoặc bạn cũng có thể pha một ly trà gừng, cho một chút quế chi vào và uống trước khi đi. Đặc biệt, không nên để những rối loạn tâm lý khi đi đám ma ảnh hưởng tới sức khỏe.

Kiêng đi đám ma khi mắc bệnh ung thư chỉ là quan niệm dân gian chứ không có cơ sở khoa học nào khẳng định điều đó. Khi không may mắc bệnh ung thư, mọi biện pháp chỉ mang tính hỗ trợ, duy trì. Người bệnh cần hiểu rõ bệnh mình đang mắc, có chế độ ăn uống phù hợp để thay đổi khả năng miễn dịch, đào thải của cơ thể. Từ đó, mỗi bệnh nhân có nhìn nhận toàn diện về căn bệnh, điều chỉnh việc ăn uống, tập luyện. Và quan trọng nhất là phải có ý chí chiến thắng bệnh tật thì điều trị mới mang lại hiệu quả tốt nhất.

Tinh thần là quan trọng nhất trong điều trị ung thư. Lạc quan sẽ là phương thuốc nhiệm màu làm tăng miễn dịch chống lại tế bào ung thư. Hãy quên căn bệnh đi, vui sống và sinh hoạt bình thường với gia đình và xã hội.