Nên làm gì sau khi chia tay? 7 lời khuyên để bạn sớm thoát khỏi nỗi buồn
Bạn có thể trải qua nhiều cảm xúc tiêu cực như buồn bã, hụt hẫng, tức giận… sau khi chia tay người yêu hoặc bạn đời. Đây là những cảm xúc tự nhiên và bạn cần cho phép bản thân được trải nghiệm chúng. Dù vậy, bạn cũng nên học cách vượt qua giai đoạn này và tiếp tục sống vui vẻ. Vậy nên làm gì sau khi chia tay?
Những gợi ý sau khi chia tay nên làm gì ngay dưới đây có thể giúp bạn sớm cân bằng cảm xúc và vực dậy tinh thần.
Tại sao khi chia tay lại buồn?
Dù bạn có muốn hay không, chia tay tình yêu vẫn là một trong những trải nghiệm khó khăn và tổn thương nhất trong cuộc đời. Nó là sự kết thúc của một hành trình yêu thương, là lời chào tạm biệt với người mà bạn từng dành trọn tình cảm chân thành.
Nỗi đau chia tay không chỉ đến từ sự mất mát của một mối quan hệ, mà còn là sự mất mát của những dự định, ước mơ và hy vọng mà bạn cùng người ấy vun đắp.
Chia tay cũng đồng nghĩa với việc bạn phải đối diện với vô số thay đổi. Thói quen sinh hoạt hàng ngày bị đảo lộn, bạn mất đi người bạn đồng hành, đôi khi còn là những mối quan hệ khác gắn liền với họ.
Nghiên cứu từ Đại học Illinois cho thấy, chia tay không chỉ gây tổn thương mà còn có những yếu tố khiến việc vượt qua khó khăn hơn, chẳng hạn như:
Nên làm gì sau khi chia tay?
Dù bạn là nam hay nữ, trẻ tuổi hay lớn tuổi, mối quan hệ diễn ra trong thời gian ngắn hay dài, kể cả bạn đã cố gắng tìm cách chia tay người yêu nhẹ nhàng nhất, thì những tổn thương tâm lý vẫn có thể xảy ra.
Vượt qua giai đoạn chia tay tình yêu là một hành trình khó khăn, nhưng bạn không đơn độc. Dưới đây là một số lời khuyên cần làm gì sau khi chia tay bạn trai / bạn gái để giúp bạn vượt qua giai đoạn này.
1. Giữ khoảng cách với người cũ
Đây là bước đầu tiên quan trọng trong quá trình chữa lành. Bạn hãy hạn chế tối đa liên lạc với người cũ bằng mọi hình thức, tránh nhắn tin, gọi điện, gặp mặt trực tiếp. Nếu cần thiết, bạn có thể hủy theo dõi họ trên mạng xã hội trong thời gian đầu sau chia tay. Việc này có thể khó khăn, nhưng sẽ giúp bạn tránh xa những ký ức buồn và tập trung vào bản thân.
Nếu cảm thấy trống trải, bạn có thể gọi cho bạn bè thân thiết hoặc tham gia một vài hoạt động yêu thích để lấp đầy khoảng trống. Ví dụ, bạn có thể xem bộ phim yêu thích, đọc sách, mua sắm hoặc đi dạo phố.
2. Chấp nhận sự thật và buông bỏ
Quá trình vượt qua tan vỡ giống như một chặng đường dài và chấp nhận sự thật là điều đầu tiên bạn cần làm. Để làm được điều này, bạn hãy cố gắng nhìn nhận mọi thứ một cách khách quan, ngay cả khi bạn không đồng ý với việc chia tay.
Đừng suy nghĩ quá nhiều về những điều “nếu như” hay “giá như”. Trong thời gian còn bên nhau, hành động của bạn có ý nghĩa với nửa kia. Nhưng bây giờ không phải vậy. Hiện tại, bạn cần chấp nhận sự thật và buông bỏ những suy nghĩ tiêu cực. Hãy tự nhủ rằng mọi thứ đã kết thúc, đây là lúc bước tiếp và bắt đầu một chương mới trong cuộc đời.
3. Tìm lại chính mình
Chia tay cũng đồng nghĩa với việc bạn cần định hình lại tương lai của mình. Hãy suy nghĩ về những mục tiêu, ước mơ và mong muốn riêng của bạn. Nhận thức được khía cạnh này sẽ giúp bạn hồi phục nhanh hơn.
Bên cạnh đó, bạn đừng nên phủ nhận hoặc chối bỏ cảm xúc của mình. Việc dành thời gian để trải qua các giai đoạn đau buồn, tức giận hay thất vọng sau khi chia tay người yêu là hoàn toàn bình thường.
4. Nên làm gì sau khi chia tay: Hãy bộc lộ hết cảm xúc
5. Thực hành chánh niệm
Sau khi chia tay nên làm gì? Trong thời gian khó khăn này, bạn hãy luyện tập chánh niệm để giữ cho tâm trí bình an. Chánh niệm là sự tập trung chú ý vào hiện tại, lắng nghe và thấu hiểu bản thân, đặc biệt là nhận ra điều gì khiến bạn hạnh phúc.
Thực hành chánh niệm thường xuyên sẽ giúp bạn cảm thấy tốt hơn và tạo ra những tác động tích cực lâu dài trong cuộc sống.
6. Nên làm gì sau khi chia tay: Khám phá và tận hưởng niềm vui
Khi bạn sẵn sàng để thực sự vui vẻ trở lại, hãy rủ bạn bè đi chơi cùng. Đây là hoạt động rất hữu ích trong quá trình hồi phục sau chia tay.
Việc đánh lạc hướng bản thân (nhưng không ảnh hưởng đến tình cảm dành cho người cũ) có thể giúp bạn cảm thấy tốt hơn. Bạn có thể tìm kiếm những hoạt động giải trí mới mẻ, chẳng hạn như tham gia trò chơi mạo hiểm, học một ngôn ngữ mới, dành thời gian cho những người thân yêu, kết nối lại với bạn bè cũ…
7. Đừng vội vã bước vào mối quan hệ mới
Bạn đừng vội vàng lao vào một mối quan hệ mới chỉ để lấp đầy khoảng trống. Nghiên cứu cho thấy những người “tìm người thay thế” nhanh chóng thường có lòng tự trọng và sự tự tin cao hơn. Tuy nhiên, điều này tùy thuộc vào từng cá nhân, bởi việc vội vàng bắt đầu mối quan hệ mới có thể khiến bạn chưa thực sự quên đi người cũ.
Hãy dành thời gian để hiểu bản thân, biết mình muốn tìm kiếm điều gì trong một mối quan hệ để tránh những tổn thương trong tương lai.
Khi bạn sẵn sàng, hãy khám phá và gặp gỡ những người mới. Trao đổi, tìm hiểu kỹ về họ trước khi quyết định bước vào một mối quan hệ nghiêm túc.
Chia tay là một trải nghiệm khó khăn nhưng nó cũng là cơ hội để bạn học hỏi và trưởng thành. Hy vọng bạn đã tìm được câu trả lời nên làm gì sau khi chia tay. Hãy cho phép bản thân được trải qua những cảm xúc khó chịu, dành thời gian chữa lành và tìm kiếm những điều mới mẻ. Bạn sẽ sớm vượt qua giai đoạn này và tìm thấy hạnh phúc cho riêng mình.