Bộ phận của gà là “cao thủ” bơm m.áu, vừa ngon vừa tốt cho khí huyết, bổ cho da, xưa chỉ có vua mới được ăn
Bộ phận của gà là “cao thủ” bơm m.áu, vừa ngon vừa tốt cho khí huyết, bổ cho da, xưa chỉ có vua mới được ăn
Không chỉ thịt gà mới tốt cho sức khỏe, trong con gà còn có bộ phận bổ dưỡng này.
Theo lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông Y Hà Nội), thịt gà được gọi là “kê nhục”. Có nhiều tác dụng ôn trung, ích khí, bổ tinh tủy. Thịt gà thường được sử dụng trong trường hợp như gầy yếu, sút cân, suy kiệt, đầy bụng không tiêu, ăn kém, tiêu chảy… Đặc biệt, thịt gà được nhiều người yêu thích vì hương vị ngon, dai giòn và dễ chế biến.
Tuy nhiên, trong cơ thể con gà không chỉ có phần thịt nạc mới là ngon và tốt. Còn có 2 bộ phận cực kỳ bổ dưỡng đó là: Mề gà, tim gà, tuy nhiên không phải ai cũng biết để tận dụng.
Mề gà
Y học Trung Quốc có câu: “Một mề gà bằng 3 vị thuốc”, nhằm phần nào khẳng định lợi ích khi tiêu thụ mề gà đúng cách. Mề gà thực chất chính là phần dạ dày của gà, bộ phận này có giá trị dinh dưỡng cao, cung cấp lượng protein và axit amin dồi dào.
Theo y học cổ truyền, mề gà có chứa nhiều dinh dưỡng giúp thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, giảm chứng khó tiêu, bổ dạ dày, giảm thiếu máu… Mề gà cũng giàu sắt, đặc biệt là heme – loại chất sắt mà cơ thể rất dễ hấp thụ. Việc ăn mề gà có tác dụng điều chỉnh, ngăn ngừa và giảm thiếu máu do thiếu sắt.
Mề gà chứa một lượng lớn vitamin A, do đó ăn mề gà có tác dụng cải thiện thị lực, nhất là giảm mệt mỏi thị giác.
Lưu ý khi ăn mề gà
– Mề gà tuy giòn ngọt nhưng đây là bộ phận dễ tích tụ cặn bã, vi khuẩn, virus từ gà… do đó bạn cần làm sạch mề gà trước tiên. Cách làm sạch mề gà như sau: Moi sạch phân từ mề gà, dùng dao cạo sạch. Bóp với muối trắng và rửa lại với nước thật nhiều lần. Nấu thật chín mề gà trước khi sử dụng.
– Bệnh nhân gút cần kiêng ăn nội tạng gà vì thành phần có purin sẽ khiến bệnh thêm nghiêm trọng hơn.
Tim gà
Tim gà là bộ phận cực kỳ quý giá của con gà. Bởi nó bổ dưỡng và cũng là độc nhất vô nhị trong cơ thể con gà. Đôi khi ra chợ chưa chắc bạn có tiền đã mua được những quả tim gà tươi ngon vì số lượng tim gà vốn không nhiều.
Theo y học cổ truyền Trung Quốc, tim gà có tác dụng bổ huyết, dưỡng khí, có thể hỗ trợ điều trị chứng thiếu máu, da sạm, tay chân lạnh và nhiều bệnh khác.
Theo Healthline, tim gà là nguồn giàu vitamin B12, một chất dinh dưỡng thiết yếu tham gia vào quá trình tổng hợp DNA, hình thành tế bào hồng cầu. Bên cạnh đó, tim gà cũng chứa nhiều kẽm, cần thiết cho sự phát triển của tế bào, hỗ trợ việc chữa lành vết thương và giúp kiểm soát lượng đường trong máu.
Tim gà cũng là “thuốc” chống lão hóa, không chỉ chứa nguyên tố vi lượng selen, chất chống oxy hóa flavonoid mà còn giàu vitamin A. Những chất này có thể loại bỏ các gốc tự do trong cơ thể, mà còn có tác dụng trì hoãn lão hóa, làm giảm nếp nhăn…
4 bộ phận của gà không nên ăn
Nội tạng gà
Một trong những sai lầm khi ăn thịt gà là bạn ăn nội tạng gà. Đặc biệt là phần mề gà, dù phần này khá ngon giòn sần sật và được nhiều người ưa thích nhưng là nơi chứa nhiều chất độc hại còn đọng lại của thức ăn nhiễm độc. Khi bạn ăn vào dễ nhiễm vi khuẩn, ký sinh trùng, sán… gây hại cho sức khỏe.
Phao câu
Đây là bộ phận độc hại nhất trong cơ thể gà. Phao câu chứa túi xoang và các tế bào lâm ba, chất dịch độc hại tồn đọng ở đây sẽ có nguy cơ khiến bạn bị ung thư nếu ăn quá nhiều và thường xuyên.
Cổ gà
Phần cổ gà thường chứa nhiều da, rất thơm ngon nhưng đây lại là nơi tập trung rất nhiều hạch bạch huyết. Nếu ăn nhiều bộ phận này, khác nào tự bổ sung một lượng độc tố không nhỏ vào cơ thể.
Da gà
Da gà là bộ phận mà cả Đông y lẫn Tây y đều khuyên không nên ăn, đặc biệt là khi đang mắc một số bệnh như gút, tiểu đường, huyết áp cao… vì da gà có chứa nhiều chất béo và có hàm lượng cholesterol cao.