Chồng qu;a đời để lại 1,5 tỷ nhưng dặn kỹ 'Đừng nói cho con trai', sau khi lâm bệnh nặng tôi mới hiểu sự khổ tâm đằng sau
Chồng qua đời để lại 1,5 tỷ nhưng dặn kỹ 'Đừng nói cho con trai', sau khi lâm bệnh nặng tôi mới hiểu sự khổ tâm đằng sau
Hóa ra yêu cầu giữ bí mật về số tiền 1,5 tỷ là hoàn toàn hợp lý. Điều này đã thay đổi cuộc sống gia đình của người phụ nữ này rất nhiều.
*Chia sẻ dưới đây là của bà Vương An Huệ, sống tại Trung Quốc, được đăng tải trên trang tin tức Sohu của quốc gia này. Bà mong muốn bày tỏ những trải nghiệm cá nhân sẽ giúp mọi người có thêm góc nhìn mới về cuộc sống tuổi già sau khi về hưu.
Mùa đông năm ngoái, chồng tôi qua đời sau khoảng thời gian bị bệnh ngắn ngủi. Ông ra đi mà không phải chịu cảnh đau đớn gì nhiều, khiến những người thân ở lại cũng phần nào nguôi ngoai. Trước khi nhắm mắt, chồng tôi bảo con cháu ra ngoài hết, chỉ một mình dặn dò tôi rằng: "Tôi phải đi trước rồi, bà ở lại, nhớ phải vui vẻ. Hãy đi ra ngoài nhiều vào, đừng chỉ ở nhà loanh quanh một mình. Con trai còn nhỏ, bà hãy thay tôi bảo ban, chứng kiến con mình trưởng thành nhé."
"Cuối cùng, bà hãy cất kỹ cuốn sổ tiết kiệm 400.000 NDT (tương đương gần 1,5 tỷ đồng) mà hai chúng ta đứng tên. Sau khi tôi qua đời, bà giữ lấy, có việc cần thì dùng để tiêu pha cho chính mình. Nhưng đừng nói cho con trai biết về khoản tiền này."
Lời nói của chồng khiến tôi thoáng bối rối, nhưng trên hết, tôi tin tưởng ông ấy nên vẫn lặng lẽ làm theo. Phải đến sau này, khi bản thân lâm bệnh nặng, tôi mới thực sự hiểu được sự khổ tâm đằng sau đó.
Hơn hai mươi năm trước, chúng tôi kết hôn và sau đó có một cậu con trai. Chồng tôi là người đàn ông chăm chỉ, giản dị và đã cống hiến rất nhiều công sức cho gia đình. Ông ấy mở một siêu thị nhỏ, tuy thu nhập không quá lớn nhưng cũng đủ trang trải cuộc sống gia đình. Con trai chúng tôi thông minh và hiểu chuyện nên cả nhà đều rất tự hào.
Sau này, khi chuẩn bị đến ngưỡng tuổi nghỉ hưu, chồng tôi bất ngờ được chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối. Tin tức này như một tia sét giáng xuống, khiến gia đình chúng tôi rơi vào thảng thốt. Mặc dù đã tìm kiếm lời khuyên y tế khắp nơi nhưng tình trạng của chồng tôi ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Vào giây phút cuối cùng của cuộc đời, ông đã để lại tâm nguyện cuối cùng một cách khó hiểu.
Sau khi chồng qua đời, tôi chìm trong đau buồn và không còn thời gian để bận tâm tới số tiền đó. Phải đến khi một căn bệnh nặng kéo tới, nằm trên giường bệnh, tôi mới bắt đầu nghĩ đến những lời cuối cùng của chồng. Căn bệnh đó khiến tôi cảm nhận được sự mong manh của cuộc sống và càng khiến tôi trân trọng những người xung quanh hơn.
Trên giường bệnh, tôi nhớ lại từng chi tiết cuộc sống của chồng, sự chăm chỉ, giản dị và tinh thần trách nhiệm với gia đình của ông. Tôi bắt đầu hiểu rằng, sở dĩ ông không cho tôi nói với con trai tôi về số tiền này là vì hy vọng con trai có thể dựa vào nỗ lực của chính mình để tạo dựng tương lai cho chính mình. "Đồng tiền sẽ làm con người ta trở nên lười biếng", ông đã nhắc đi nhắc lại trước khi ra đi.
Nếu trao cho con trai số tiền lớn ngay từ đầu, có thể con sẽ mất đi động lực phấn đấu. Còn hiện tại, theo thời gian qua đi, con dần bộc lộ tài năng và tiềm năng của mình, luôn chăm chỉ học tập không ngừng, tích cực tham gia các hoạt động, mở rộng quan hệ xã hội. Con trai có thể tập trung dốc sức nâng cao năng lực và phẩm chất của bản thân, khi gặp khó khăn thì tự lực đối mặt hoặc đồng hành cùng người thân. Mỗi một thử thách qua đi, tình cảm gia đình lại càng thêm gắn kết.
Nhìn con trưởng thành từng ngày, tôi cảm thấy vô cùng hài lòng và vui mừng vì mình đã không làm trái tâm nguyện cuối cùng của chồng. Quả thật, lăn lộn cả đời, chứng kiến bao nhân tình thế thái, chồng tôi biết rất rõ rằng: Tuy tiền bạc có thể mang lại sự thỏa mãn về vật chất nhưng nó không thể thay thế được sự rèn luyện và kinh nghiệm trong quá trình trưởng thành. Ông hy vọng con trai mình có thể học cách tự lập và có trách nhiệm, trở thành một người đàn ông gánh vác gia đình.
Tôi hiểu rõ ý nguyện của chồng nên quyết định cất số tiền đó ở nơi an toàn, sau này sẽ giao lại cho con trai khi các cháu đã lớn lên. Đồng thời, tôi sẽ đồng hành và chỉ hướng để con trai tôi tiếp tục duy trì những giá trị đúng đắn trong cuộc sống hàng ngày, để thế hệ sau cũng hiểu rằng tiền bạc không phải là tất cả. Sự giàu có thực sự là những phẩm chất và trải nghiệm không thể đo lường được bằng tiền.
Vài năm sau, con trai tôi được nhận vào một trường đại học danh tiếng với kết quả xuất sắc. Đến ngày con trai chuẩn bị tốt nghiệp đại học, tôi mới đưa cho con một phần số tiền mà chồng tôi để lại. Con trai nghe xong im lặng hồi lâu rồi ôm chặt tôi, nước mắt lưng tròng.