Sai lầm nghiêm trọng khi dùng điều hòa vừa hại sức khỏe vừa tốn tiền

Sai lầm nghiêm trọng khi dùng điều hòa vừa hại sức khỏe vừa tốn tiền



Việc sử dụng điều hòa sai cách trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và 'túi tiền' người dùng.

Dùng điều hòa ngay khi ngoài trời nắng về

Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột của môi trường trong phòng điều hòa với môi trường xung quanh như vừa về phòng đã bật điều hòa chế độ thấp hay đang ngồi trong phòng điều hòa lại tiếp xúc với thời tiết nóng bên ngoài ngay lập tức cũng là một trong nguyên nhân gây nên sốc nhiệt. Do lúc này, cơ thể của bạn tiếp xúc với nhiệt độ mới đột ngột, chưa kịp thích ứng dễ dẫn đến các triệu chứng mất muối, mất nước khi sốc nhiệt.

Sốc nhiệt là khi cơ thể thay đổi nhiệt độ đột ngột từ lạnh sang nóng và ngược lại. Một số triệu chứng phổ biến của tình trạng này có thể kể đến: nhịp tim nhanh, da khô và nóng nhanh, đau đầu, đỏ mặt, buồn nôn, tức ngực, hoa mắt. Thậm chí tình trạng sốc nhiệt nặng còn dẫn đến nói lắp, lú lẫn, mê sảng, kích động, khó chịu, co giật và hôn mê hoặc dẫn đến tử vong.

Theo các bác sĩ khuyến nghị trước khi ra khỏi phòng hãy tắt điều hòa ít nhất 30 phút. Nếu bạn vừa đi từ bên ngoài về, không nên vào phòng bật sẵn điều hòa ngay mà hãy chờ từ 10 đến 15 phút để cơ thể ổn định nhiệt độ rồi mới vào. Hãy đứng ở cửa nhà vài phút để thích nghi với nhiệt độ của phòng rồi mới bước vào nhà thay đổi nhiệt độ điều hòa từ từ.

Khi điều chỉnh nhiệt độ, bạn cũng cần đảm bảo nhiệt độ môi trường ngoài trời với điều hòa không quá chênh lệch nhằm phòng ngừa tình trạng sốc nhiệt. Mức chênh lệch nhiệt độ an toàn là từ 7 đến 10 độ C.

Sai lầm nghiêm trọng khi dùng điều hòa vừa hại sức khỏe vừa tốn tiền
Ảnh minh họa: Internet

Để nhiệt độ điều hòa quá thấp

Bật máy điều hòa ở nhiệt độ quá thấp khiến bạn dễ bị cảm do chênh lệch nhiệt độ quá cao giữa bên trong và ngoài nhà. Đặc biệt, người già và trẻ nhỏ với sức đề kháng yếu rất dễ đau đầu, viêm họng, ngạt mũi,…Do vậy thông thường, nhiệt độ điều hòa khoảng 25 độ C là tốt nhất.

Bạn cũng nên chú ý để tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột. Không nên bước vào phòng điều hòa ngay khi vừa từ ngoài nắng về hay vừa vận động mạnh ra nhiều mồ hôi. Trước khi ra khỏi phòng, bạn nên đứng ở cửa mở to một vài phút để cơ thể kịp thích nghi với không khí nóng bên ngoài. Tuy vậy, cũng cố gắng tránh ra ra vào vào liên tục để hạn chế cơ thể bị xáo trộn do phải thường xuyên điều chỉnh để thích ứng với nhiệt độ.

Lạm dụng điều hòa trong thời gian dài

Không ít người có thói quen ngồi lâu trong phòng điều hòa với nhiệt độ chênh lệch đáng kể so với nhiệt độ ngoài trời. Thói quen kéo dài này có thể gây nên các bệnh về đường hô hấp như viêm họng, cảm lạnh, dị ứng, khô da,…

Do đó, bạn chỉ nên ngồi trong phòng điều hòa liên tục từ 4 đến 5 tiếng, ngoại trừ khi ngủ. Sau thời gian này hãy tiếp xúc với không khí bên ngoài môi trường. Sau 7 đến 8 tiếng hãy tắt điều hòa rồi mở cửa phòng để không khí lưu thông.

Luồng gió thổi trực tiếp vào người

Để cơ thể mát nhanh hơn nhiều người có thói quen đứng trước hướng gió điều hòa thổi. Nhưng nhiệt độ không khí trong phòng lại có sự chênh lệch đối với nhiệt độ luồng khí sẽ dẫn đến tình trạng sốc nhiệt. Các chuyên gia cho rằng người dùng nên tránh để luồng gió từ điều hòa thổi trực tiếp vào người.

Hơn nữa, khi lựa chọn vị trí lắp đặt cần cân nhắc đến nơi luồng không khí từ điều hòa có thể lan đến khắp phòng, tránh đặt điều hòa nơi quá thấp.

Sai lầm nghiêm trọng khi dùng điều hòa vừa hại sức khỏe vừa tốn tiền - 1
Ảnh minh họa: Internet

Liên tục đóng kín cửa phòng điều hòa

Điều hòa không làm mát không khí nóng từ bên ngoài mà thay vào đó, không khí trong nhà được tuần hoàn để giữ mát. Điều này dẫn đến việc trao đổi không khí giảm đáng kể, làm tăng nồng độ chất ô nhiễm, khí CO2 và các tác nhân truyền nhiễm bệnh hô hấp.

Do đó, nên mở cửa 1-2 tiếng vào sáng sớm hoặc chiều muộn và bật quạt điện để tăng lưu thông khí hoặc lắp thêm quạt thông gió để lấy không khí mới, làm loãng chất gây dị ứng. Ban ngày không nên ngồi trong phòng điều hòa hơn 4 giờ liên tục, nên ra ngoài đi dạo, vận động để giải tỏa căng thẳng, tăng trao đổi khí, giúp phổi khỏe mạnh.

Bật tắt điều hòa liên tục

Nhiều người có thói quen ra khỏi phòng, dù chỉ chốc lát, là lập tức tắt máy điều hòa để tiết kiệm điện, hoặc có trường hợp khi bật máy thường để nhiệt độ lạnh sâu, chờ cho phòng thật mát thì tắt điều hòa và bật quạt, đến khi cảm thấy nóng thì lại bật máy một lúc. Thực tế, đây là một sai lầm làm tốn điện thêm, nhanh hỏng máy lại ảnh hưởng đến sức khỏe.

Việc liên tục thay đổi nhiệt độ phòng sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, nhất là đối với người già và trẻ em. Khả năng tự ổn định thân nhiệt ở mỗi người một khác, nhưng dù với người khỏe mạnh đến đâu, việc ở lâu trong một môi trường nhiệt độ thay đổi liên tục cũng dễ bị sốc, có thể gây các triệu chứng đau đầu, cơ thể mệt mỏi, khó chịu, giống như bệnh cúm, thậm chí là cả các bệnh về đường hô hấp.

Không sử dụng quạt

Nhiều người nghĩ rằng máy lạnh giá rẻ như là một thay thế cho một quạt truyền thống; trên thực tế, hai hệ thống này hoạt động bổ trợ cho nhau. Quạt sẽ giúp điều hòa không khí của bạn chạy hiệu quả hơn bằng cách di chuyển không khí xung quanh phòng, trong đó không chỉ tiết kiệm tiền trên hóa đơn tiền điện của bạn mà còn làm giảm hao mòn các bộ phận của máy điều hòa. Hơn nữa, quạt tạo ra một luồng gió lạnh nhân tạo sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái ở nhiệt độ cao hơn một chút.

Sai lầm nghiêm trọng khi dùng điều hòa vừa hại sức khỏe vừa tốn tiền - 2
Ảnh minh họa: Internet

Không kiểm soát độ ẩm

Độ ẩm không khí ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, chỉ số quá cao tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây hại phát triển, tăng nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng, viêm đường hô hấp. Nếu độ ẩm quá thấp khiến cơ thể mất nước, khô niêm mạc đường thở, kích ứng đường hô hấp, gây ra ho, đau họng, khó thở... Người mắc bệnh hen suyễn, viêm phế quản mạn, phổi tắc nghẽn mạn tính... có thể bị khởi phát các đợt cấp nếu ở lâu trong môi trường không khí có độ ẩm không phù hợp.

Nên duy trì độ ẩm 30-50% để đảm bảo sức khỏe. Các gia đình nên sử dụng thêm thiết bị tạo ẩm khi sử dụng điều hòa để bổ sung thêm độ ẩm trong phòng. Uống đủ nước mỗi ngày giúp máu lưu thông tốt, chất độc được đào thải nhanh ra khỏi cơ thể.

Không vệ sinh điều hòa thường xuyên

Quá trình làm mát không khí nóng tạo ra nhiều hơi ẩm, nước ngưng tụ trong hệ thống màng lọc và ống dẫn nước thải. Nếu không được vệ sinh thường xuyên, môi trường ẩm ướt, bụi bặm trong bộ lọc là điều kiện lý tưởng cho các loại virus, vi khuẩn, nấm gây bệnh hô hấp phát triển. Do đó người dùng nên chú ý vệ sinh điều hòa định kỳ từ 3 đến 6 tháng một lần để loại bỏ bụi bẩn, nấm mốc tích tụ trong máy.