Đến nhà người khác nghe thấy 3 câu này, người khôn ngoan sẽ rời đi ngay.
Đây là những câu nói không thể hiện thiện chí. Người khôn ngoan sẽ không lưu lại ở nhà người khác trong trường hợp này.
Tiếng Việt có sự đa dạng và phong phú, một câu nói có thể mang nhiều ý nghĩa khác nhau. Khi giao tiếp với người khác, việc hiểu được những ý nghĩa ẩn sau các câu nói là rất quan trọng. Nếu bạn đến thăm nhà ai đó và nghe thấy các câu nói sau, đây là dấu hiệu bạn nên rời đi để tôn trọng cảm xúc và lựa chọn của chính mình
"Ăn rồi hẵng đi"
Khi bạn đến nhà người khác chơi và thời gian gần tới giờ ăn, nếu chủ nhà nói "Ăn rồi hẵng đi" hoặc "Ăn với nhà tôi rồi đi cũng được", bạn nên hiểu rằng họ muốn bạn ra về. Thường thì khi muốn mời bạn ăn cơm, chủ nhà sẽ diễn đạt rõ ràng và mời bạn dùng bữa cùng.
Tuy nhiên, cách diễn đạt "Ăn rồi hẵng đi" có vẻ như muốn kết thúc cuộc giao tiếp và không muốn bạn ở lại. Vì vậy, khi nghe câu này, bạn nên tôn trọng ý của chủ nhà và rời đi để tránh tình huống không thoải mái cho cả hai.
“Tôi có việc cần ra ngoài chút, bạn ở đây đợi tôi một lát, khi trở về chúng ta tiếp tục trò chuyện”.
"Tôi có việc cần ra ngoài chút, bạn ở đây đợi tôi một lát, khi trở về chúng ta tiếp tục trò chuyện".Khi bạn đến nhà người khác và họ đang bận với công việc hoặc tiếp khách, họ có thể nói: "Tôi có việc cần ra ngoài chút, bạn ở đây đợi tôi một lát, khi trở về chúng ta tiếp tục trò chuyện".
Trong trường hợp này, điều tốt nhất là bạn nên rời đi và không chờ đợi. Điều này sẽ giúp chủ nhà hoàn thành công việc mà không cảm thấy bị áp lực và đánh giá cao sự tôn trọng và hiểu biết của bạn.
“Nhà tôi có đồ ăn rồi, ăn chút rồi đi”
Một trường hợp khác khi bạn đến nhà người khác làm khách nhưng lại đến đúng giờ ăn. Nếu chủ nhà nói: "Nhà tôi có đồ ăn rồi, ăn chút rồi đi", bạn cần phải nhận biết những ẩn ý trong lời nói này.
Từ câu này, bạn có thể hiểu rằng chủ nhà không muốn mời bạn cùng ăn và cũng không muốn bị làm phiền trong lúc ăn. Vì vậy, việc rời đi sẽ là sự lựa chọn khôn ngoan.
Người thật lòng muốn tiếp đãi bạn sẽ không nói như vậy. Ngay cả khi họ chưa kịp mua đồ ăn, họ cũng sẽ cố gắng tận dụng những gì có trong nhà để nấu một bữa đãi bạn.
Tóm lại, trong cuộc sống có một số tình huống đòi hỏi bạn phải có EQ cao để ứng xử phù hợp. Ba tình huống trên nếu gặp phải, bạn nên khéo léo từ chối để không làm khó xử cho cả hai bên.