4 món ngày Tết ăn thừa cần bỏ ngay đừng tiếc, để qua đêm hâm nóng lại tương đương “tự đầu độc”
Dịp Tết dư thừa rất nhiều thức ăn nhưng không phải món chín nào cũng có thể để qua đêm và hâm nóng lại rồi ăn trong các bữa sau.
Ngày Tết, hầu hết các gia đình đều nấu nướng, cúng lễ nhiều dẫn tới đồ ăn dư thừa nhiều, dồn lại hết ngày này qua ngày khác. Trong chương trình sức khỏe trực tuyến Health 2.0, Tiến sĩ Hong Yongxiang (Đài Loan, Trung Quốc) nhắc nhở: “ Thói quen tiết kiệm đồ ăn là đáng quý, tuy nhiên không phải món ăn nào cũng có thể quá lâu rồi hâm lại, mọi người thường gọi là để qua đêm.
Khái niệm không để món ăn thừa qua đêm không nhất thiết nghĩa là phải để sang ngày hôm sau, miễn là vượt quá 8 tiếng. Ngay cả sau khi bạn nấu chín kỹ, để nguội, bọc/đóng hộp kín rồi cất trong tủ lạnh. Bởi vì chúng có thể bị suy giảm dinh dưỡng, biến chất, nhiễm khuẩn, gây rối loạn tiêu hóa, ngộ độc, hại nhiều cơ quan như: tim, thận, dạ dày”.
Trong đó, có 4 món ăn phổ biến ngày Tết được Tiến sĩ Hong khuyến cáo chỉ nên nấu đủ ăn, nếu thừa tốt nhất là vứt bỏ kẻo “tự đầu độc” sau đây:
1. Rau ăn lá, nhất là rau xanh đậm
Theo Tiến sĩ Hong, các loại rau xanh giúp mâm cơm ngày Tết đa dạng hơn, bớt ngán và tiêu hóa khỏe hơn. Nhưng nếu ăn không hết mà để qua đêm rối hâm lại để ăn thì thì những món từ rau xanh này sẽ trở thành “thuốc độc” cho cơ thể.
“Các loại rau như rau cải, rau ngót, rau muống, súp lơ... thường có hàm lượng nitrat rất cao. Nếu để thừa qua đêm, chúng sẽ sản sinh ra nitrit gây hại cho cơ thể như mệt mỏi, ngộ độc, thậm chí là ung thư. Bởi khi ăn nitrit vào cơ thể, chất nitrosamine gây ung thư sẽ được hình thành thông qua axit dạ dày hoặc trộn lẫn với các thực phẩm chứa amin, sau 8 giờ, nồng độ nitrosamine sẽ tăng lên đáng kể, đặc biệt là trong các loại rau lá xanh đậm” - Tiến sĩ Hong giải thích.
Ông cũng khuyến nghị rằng rau xanh lá nên được ăn càng sớm càng tốt sau khi nấu xong. Nếu không, cũng chỉ nên ăn trong 4 giờ sau đó và không ăn rau để ngoài không khí, không đậy nắp kỹ trong 2 giờ.
2. Trứng luộc
Không khó để bắt gặp trứng luộc trên mâm cơm cúng hay bàn ăn dịp Tết cổ truyền. Nhưng ít ai biết rằng trứng là món ăn rất giàu dinh dưỡng nên để qua đêm sẽ là một "miếng mồi ngon" cho các loại vi khuẩn sinh sôi phát triển. Dù là bảo quản trong tủ lạnh - nơi dễ tiềm ẩn vi khuẩn độc hại.
Tiến sĩ Hong cũng cảnh báo: “ Trứng cũng là thực phẩm dễ nhiễm Salmonella trong khi nhiều kiểu chế biến không đủ điều kiện để giết chết loại vi khuẩn này. Tất cả các loại trứng luộc, đặc biệt là trứng lòng đào, không nên để lâu, chất béo và chất đạm có trong trứng sẽ rất dễ bị biến tính. Thậm chí bảo quản không tốt có thể sinh ra vi khuẩn nguy hiểm như E.coli.... Ăn vào sẽ gây hại cho đường tiêu hóa, tiêu chảy, buồn nôn và nôn mửa hoặc ngộ độc trong trường hợp nghiêm trọng”.
3. Nấm
Các loại nấm cũng rất tốt cho sức khỏe và phổ biến trong dịp Tết, nhưng không phù hợp để hâm nóng lại sau khi ăn thừa. Nhất là nếu bạn để qua đêm, dù trong tủ lạnh và càng gây hại hơn nếu chúng được nấu với nhiều dầu mỡ, gia vị.
Tiến sĩ Hong cho biết: “Nấm nấu chín chứa một lượng nitrat không gây hại, thậm chí tốt cho các tế bào máu đỏ. Nhưng nếu để quá 8 giờ, nitrat vô hại này sẽ thay đổi thành nitrit không tốt cho cơ thể của bạn. Ăn lượng lớn trong 1 lần có thể gây ra rối loạn tiêu hóa, ngộ độc cấp tính. Ăn lâu ngày dù lượng nhỏ cũng làm tổn thương dạ dày, mạch máu, dễ dẫn tới ung thư”.
Ngoài ra, nay cả khi bạn hâm lại nấm trong thời gian gần (dưới 8 giờ) cũng không tốt. Bởi vì tiếp xúc nhiệt nhiều lần sau khi nấu chín có thể khiến suy giảm dinh dưỡng, biến chất và tạo ra một số loại độc tố khác. Nên tốt nhất là chỉ mua vừa đủ để luôn tươi ngon, nấu và ăn 1 lần duy nhất, không để thừa.
4. Hải sản
Ngày Tết là dịp chúng ta ăn ngon và mặc đẹp hơn, những năm gần đây hải sản cũng góp phần tạo nên điều này. Nhưng cần nhớ rằng, nên ưu tiên hải sản tươi sống, sơ chế kỹ, sau khi nấu chín thì không thích hợp để lâu quá 8 giờ, dù là bảo quản trong tủ lạnh cẩn thận.
Lý do được Tiến sĩ Hong giải thích: “Bởi vì hải sản để lâu sẽ sinh ra một lượng lớn chất đạm phân hủy, có hại cho sức khỏe gan thận của cơ thể con người. Lúc này, hâm nóng càng làm chúng biến chất, có thể gây ngộ độc. Nếu vẫn muốn hâm nóng, chỉ hâm nóng một lần duy nhất ở nhiệt độ cao, đảo đều tay và vứt bỏ ngay nếu vẫn không ăn hết sau lần này. Còn nếu hải sản nấu chín để lâu trong tủ lạnh quá 3 ngày thì không nên ăn vì có thể gây ngộ độc cấp tính hoặc làm ảnh hưởng các tế bào, góp phần dẫn tới ung thư. Việc để lâu, hâm nóng lại cũng làm ảnh hưởng xấu rất lớn tới hương vị và dinh dưỡng trong hải sản”.
Ngoài ra, Tiến sĩ Hong cũng nhắc nhở thêm một số lưu ý khi hâm nóng thực phẩm tưởng đơn giản nhưng nhiều người chưa làm đúng. Đó là chỉ nên lấy ra từng phần đủ ăn mỗi lần hâm nóng để tránh hâm nóng nhiều lần. Chỉ nên hâm nóng mỗi món tối đa 1 - 2 lần. Khi hâm nóng, đảm bảo nhiệt độ ít nhất trên 165 độ F (74 độ C). Nước xốt, nước thịt và súp nên được hâm nóng đến sôi lăn tăn hoặc trên 100 độ C. Đảo đều tay và không nên thêm nhiều gia vị khi hâm nóng. Sau khi hâm nóng xong, nên ăn càng sớm càng tốt.