Tổ tiên dặn con cháu: Ngày Tết chớ giặt quần áo, đừng c:ắ:t tóc gội đầu, tại sao? Đ:ạ:i k:ỵ gì ở đây?

 

Tổ tiên dặn con cháu: Ngày Tết chớ giặt quần áo, đừng c:ắ:t tóc gội đầu, tại sao? Đ:ạ:i k:ỵ gì ở đây?

Theo quan niệm của người xưa thì việc giặt rũ hay cắt tóc gội đầu 3 ngày Tết là điều kiêng kỵ vì sẽ mang vận may đi mất.

Hoạt động tắm gội giặt rũ là hoạt động diễn ra hàng ngày. Nhưng theo lời ông bà dặn lại thì việc này nên tạm ngừng trong những ngày Tết nguyên đán. Thế nên theo phong tục người xưa ngày 30 Tết dù giá rét tới mấy thì cả nhà đều tắm rửa sạch sẽ để tẩy trần xua đuổi vận xui trên người, đồng thời cũng là để thuận tiện cho việc kiêng giặt rũ tắm gội trong 3 ngày Tết.

Tại sao không giặt rũ?

Theo quan niệm của người xưa, đầu năm mới nên vui chơi, thảnh thơi để cả năm được hưởng phước này. Hơn nữa hành động giặt rũ là rũ bỏ đi không hợp với phong thủy đầu năm. Đầu năm chỉ có thu hút tài lộc vào nhà không rũ bỏ gì cả thì sẽ tốt hơn.
khong-goi-dau-giat-ru

Việc giặt rũ quan trọng hơn là phải dùng tới nước. Mà theo quan niệm ông bà ta xưa thì nước rất quan trọng, nước quản tiền tài nên đầu năm đã giặt làm bẩn và thất thoát nước là thất thoát tiền tài.  Do đó giặt quần áo ngay sáng mùng 1, 2 là đổ nước đi, làm hao tổn tài lộc, làm mát mát tiêu sản. Bởi vậy quần áo có bẩn thì nên để lại sau đó giặt sau.

Ngoài ra thì theo quan niệm dân gian, ngày mùng 1, mùng 2 là ngày sinh nhật của thủy thần. Do đó việc giặt rũ là bất kính phạm vào thủy thần nên sẽ không gặp may mắn, có thể làm thần nổi giận làm hao tổn nguồn nước trong năm tương ứng là hao tổn tài lộc của gia đình. Vì thế ngày mùng 1 nên tránh dùng nhiều nước, tránh hao tổn nước, tránh chuyện buồn, chuyện mất mát.

Nước trong phong thủy là vô cùng quan trọng nên tôn kính thủy thần cũng là tôn trọng tài sản của bản thân giúp giữ gìn tài vận. Do đó trong dịp sinh nhật thủy thần, ông bà ta không muốn xả bẩn vào nước để tỏ lòng tôn kính ngài và cầu mong ngài bảo hộ cho gia đình một năm nhiều nước tức nhiều tiền tài, giàu có phát đạt.

Không cắt tóc, cắt móng, cắt bất thứ gì vứt bỏ đi

Ông bà ta kiêng từ “cắt” trong dịp đầu năm mới. Cắt bỏ móng tay hay cắt tóc thể hiện sự vứt bỏ, cắt đi một phần trên cơ thể mình. Thế nên điều đó báo hiệu điềm xui trong năm tới. Vì vậy tuyệt đối ông bà ta dặn không được cắt tóc, cắt móng tay trong những ngày Tết. Phạm điều đó có thể khiến bạn gặp vận xui dễ bề ốm đau, tiền tài hao tổn vì những việc không đáng, làm ra thì ít mà tiêu đi thì nhiều. Người xưa quan niệm tóc là góc con người, móng tay là phong thủy tài vận của một người. Do đó cắt móng tay hay cắt tóc những ngày đầu năm bị cho là rất đen đủi.
kieng-cat-toc
Người xưa đặc biệt xem trọng móng tay ngón út vì thể hiện tài vận, sự giàu sang, nên người xưa càng không cắt móng dịp Tết.

Không gội đầu

Việc tắm gội là hoạt động thường xuyên nhưng ngày đầu năm nên hạn chế. Tắm gội tương tự giặt rũ và cắt móng cắt tóc. Điều đó là phạm đại kỵ thủy thần vì làm vấy bẩn gây phiền thủy thần trong dịp sinh nhật ngài. Hơn nữa điều đó làm hao tổn nguồn nước trong gia đình mà nước là biểu trưng cho tiền tài nên đừng lãng phí, đừng tiêu tốn nhiều nước ngày đầu năm mới để bảo toàn tài sản gia đình.

Những kiêng kỵ của người xưa có thể có lý hoặc không, không ai chứng minh điều đó nhưng đó là nét tập quán nhiều đời. Dân gian có câu có thờ có thiêng có kiêng có lành, thế nên những hoạt động trên đều không gấp gáp có thể lùi lại, vậy nên bạn có thể tham khảo, tránh tâm lý xáo trộn, tránh trong gia đình có người kiêng kỵ thì lại ảnh hưởng tới hòa khí niềm tin của họ.

* Thông tin mang tính tham khảo chiêm nghiệm