4 tuổi này trồng cây sung trước cửa ti:ề:n vào như nước, lâu nay không biết sớm mà trồng

 

4 tuổi này trồng cây sung trước cửa ti:ề:n vào như nước, lâu nay không biết sớm mà trồng

Theo phong thủy, người tuổi này cực hợp để trồng một cây Sung trước cửa, càng ngày càng giàu có.

Ý nghĩa phong thủy của cây sung là gì?

Theo quan niệm phong thủy, Sung được xếp vào bộ cây Tứ Linh ”Đa – Sung – Sanh – Si” và bộ Tam Đa ” Sung (phúc) – Lộc Vừng (lộc) – Thiên Tuế (thọ)” – tượng trưng cho may mắn, sức khỏe và tài lộc.

sung4
Từ “sung” mang ý nghĩa tượng trưng cho sự sung túc, tròn đầy và viên mãn. Không chỉ vậy, cây sung còn có hình dáng đẹp với sức sống mạnh mẽ, quả sung mọc ra từ thân cây, vừa tròn vừa căng mang ý nghĩa hút tiền tài. Do đó, cây sung có ý nghĩa đem lại nhiều may mắn, tài lộc, sự sung túc và viên mãn cho gia chủ. Chính vì vậy, người Việt thường có phong tục trồng cây sung trong nhà hoặc bày quả sung trên mâm ngũ quả ngày Tết để cầu nguyện cho gia đình một năm sung túc, làm ăn phát đạt, gặp nhiều may mắn.
sung5
Cây sung hợp với tuổi nào?

Theo quan niệm phong thủy thì cây sung rất hợp với những người tuổi Dần, Thìn, Tỵ và Mùi. Những người thuộc những con giáp này sẽ hưởng lợi từ năng lượng tích cực mà cây sung mang lại, giúp cân bằng và tăng cường may mắn, tài lộc trong cuộc sống.
sung6
Nên chọn sung ta hay sung Mỹ?

Hiện nay trên thị trường có giống sung ta và sung Mỹ. Cây sung My dáng nhỏ quả to. Cây sung ta thân sù xì đẹp hơn, quả sai hơn. Nếu trồng trước nhà mà trồng chậu hay đất thì trồng sung Mỹ thích hợp hơn. Nếu muốn dáng cổ kính, quả sai chi chít thì nên trồng cây sung ta.

Trái sung mỹ hiện nay được nhiều người sử dụng hơn nên khi trồng cây cảnh trong sân hoặc chậu thì có thể hái quả dùng làm thực phẩm.
sung7
Trong trường hợp trồng sung ta, bonsai để thu hút tài lộc, lấy dáng phong thủy thì nên tránh hái quả cho người ngoài vì như vậy sẽ mất lộc. Cây sung bonsai khi ra quả bám đầy thân rất đẹp nên nhiều gia chủ cũng sẽ kiêng không hái quả mà để quả chín và tự rụng xuống.

Còn nếu trồng cây sung ở sau nhà thì bạn hoàn toàn có thể thu hoạch lá, quả như cây thực phẩm. Nếu đất phía trước nhà rộng thì nên trồng cây sung ở mé trái hoặc phải, bên trái thu hút sự may mắn, bên phải thu hút tài chính.

Cách chăm sóc cây sung

Sung cảnh không đòi hỏi chăm sóc đặc biệt, song để cây phân nhiều cành, lá nhỏ và cành không vươn dài cần chú ý bón lân và cắt tỉa cành, lá cho cây. Nước là yếu tố chủ yếu ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng vì vậy có thể điều tiết lượng tưới và số lần tưới nước để khống chế sinh trưởng của cây.

Bạn có thể chia thành nhiều đợt để bón phân cho cây. Cây sung có thể bón bằng phân chuồng ủ hoai hoặc phân NPK. Nên bón vào mùa mưa hoặc khi bón xong phải tưới nước cho phân tan để tránh tình trạng cháy lá.

Bạn cũng có thể dành thời gian để tạo dáng cho cây theo sở thích.

Có thể kích thích cây sung ra quả bằng cách ngừng tưới nước 15,20 ngày, vặt bỏ lá. Sau khi cây ra được một đợt lá mới, tiếp tục chăm sóc, cây sẽ ra nụ hoa và ra quả, thời gian làm từ tháng 6 tới tháng 8 thì sung sẽ cho trái vào cuối năm.

Kích cây ra quả bằng cách dùng dao, khía vài đường gần gốc cây, cho nhựa chảy ra, như vậy cây sẽ mau cho ra quả hơn. Nếu cây trồng trong chậu, nên thay sang chậu to hơn, bổ sung phân vi sinh, ngưng tưới nước, sau 2, 3 tháng cây sẽ ra lá và quả mới.