Trồng cây lưỡi hổ đừng chỉ tưới nước lã, nhớ nguyên tắc này lá xanh mướt, hoa nở từng chùm
Cây lưỡi hổ vừa có khả năng thanh lọc không khí, vừa tốt cho phong thủy của căn nhà. Để cây luôn xanh tốt, thậm chí ra hoa, bạn cần nhờ những nguyên tắc sau khi trồng cây lưỡi hổ.
Cây lưỡi hổ là một trong những loại cây cảnh phổ biến, được nhiều người lựa chọn để trồng trong nhà, trong văn phòng làm việc. Cây lưỡi hổ có nhiều kích thích, màu sắc khác nhau nên có thể bày ở bất cứ nơi đâu, tùy vào sở thích của người trồng.
Đặc điểm chung của các giống cây lưỡi hổ là phần lá dẹt nhưng mọng nước. Lá uốn lượn mọc hướng lên trên trông có vẻ sắc nhọn nhưng thực tế lá rất mềm.
Theo quan niệm phong thủy, trồng cây lưỡi hổ trong nhà có tác dụng trừ tà ma, chướng khí, đẩy lùi vận xui, đen đủi, mang đến điều tốt lành cho gia đình. Do đó, nhiều nay trồng cây lưỡi hổ thành hàng rào trước nhà với ý nghĩa bảo vệ căn nhà.
Cây lưỡi hổ khá dễ sống, không yêu cầu phải chăm sóc nhiều. Tuy nhiên, để cây phát triển khỏe mạnh, thậm chí có thể ra hoa, bạn cũng cần phải chú ý một số điểm.
Không trồng cây ở nơi có ánh sáng mạnh
Cây lưỡi hổ có thể trồng ở ngoài trời hay trong nhà đều được. Tuy nhiên, bạn cần tránh đặt cây ở những nơi có ánh sáng mặt trời quá mạnh. Nếu ánh nắng gay gắt chiếu vào cây thì phần lá sẽ bị khô héo, lá mất màu.
Không để cây ở nơi quá nóng
Cây lưỡi hổ sẽ thích nơi mát mẻ. Đặt cây ở những nơi có nhiệt độ cao hơn 30 độ sẽ làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây. Thời tiết quá nóng cũng khiến cây bị khô héo, đổi màu.
Không tưới nước quá nhiều
Khi trồng cây, việc mọi người thường làm nhất chính là tưới nước. Tuy nhiên, với cây lưỡi hổ, bạn không cần tưới nước quá nhiều. Bản thân cây lưỡi hổ có khả năng chịu hạn rất tốt. Nó có thể bị úng rễ, thối rễ nếu bạn tưới quá nhiều nước. Tốt nhất nên chờ phần đất trồng hơi khô rồi mới bổ sung nước.
Bón phân với liều lượng vừa phải
Nếu như đất mới vẫn còn tơi xốp, giàu dinh dưỡng thì bạn không cần bón quá nhiều phân cho cây. Bón phân không đúng cách hoặc quá nhiều phân bón có thể khiến cây bị nhiễm phèn. Dư chất dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển và ra hoa của cây.
Tạo không gian để cây phát triển
Cây lưỡi hổ cần có không gian để phát triển. Do đó, bạn không nên trồng quá nhiều cây trong cùng một chậu hoặc trồng các cây trong vườn quá sát nhau.
Lau lá thường xuyên
Cây lưỡi hổ có phần phiến lá to, có tác dụng thanh lọc không khí, hút các chất có hại. Vì vậy, lá của cây lưỡi hổ khá dễ bám bẩn. Nếu không lau phần lá, cây sẽ kém đẹp cũng như dễ bị bệnh và suy yếu. Vì vậy, thỉnh thoảng bạn nên dùng khăn để lau hết phần bụi bám trên lá. Làm như thế, lá cây lưỡi hổ lúc nào cũng xanh bóng.
Cây lưỡi hổ ra hoa vào thời điểm nào?
Cây lưỡi hổ thuộc nhóm hiếm ra hoa nên không phải ai cũng từng thấy hoa của loài cây này. Chỉ những cây lưỡi hổ trưởng thành, trồng khoảng 5 năm trở lên cộng với việc chăm sóc đúng cách mới có thể ra hoa. Vào khoảng tháng 9 đến tháng 2 năm sau là thời điểm mà cây hay ra hoa.
Hoa lưỡi hổ sẽ không nở vào ban ngày. Chúng chủ yếu nở từ khoảng sau 4 giờ chiều. Hoa của cây này khá bền, có thể kéo dài trong khoảng vài tuần đến một tháng.