Đóng bảo hiểm xã hội không liên tục có được hưởng lương hưu không?

Đóng bảo hiểm xã hội không liên tục có được hưởng lương hưu không?

Trường hợp người lao động đóng BHXH không liên tục liệu có được hưởng chế độ hưu trí này?

Lương hưu là một khoản tài chính quan trọng của mỗi người khi về già và sức khoẻ xuống dốc. Để được hưởng lương hưu, người lao động phải đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) trong thời gian nhất định. Trường hợp người lao động đóng BHXH không liên tục liệu có được hưởng chế độ hưu trí này?

Đóng bảo hiểm xã hội không liên tục có được hưởng lương hưu?

Quy định về thời gian đóng bảo hiểm xã hội cụ thể tại khoản 5 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014tại như sau:

“5. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội là thời gian được tính từ khi người lao động bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội cho đến khi dừng đóng. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.”

dong-bhxh-20-nam-co-nhan-duoc-luong-huu-khong-1

Theo đó, thời gian đóng bảo hiểm xã hội được tính từ lúc người lao động bắt đầu đóng đến khi dừng đóng. Trong trường hợp, người lao động không tham gia bảo hiểm xã hội liên tục, thời gian đóng bảo hiểm xã hội sẽ được xác định bằng tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.

Như vậy, pháp luật không bắt buộc người lao động phải đóng bảo hiểm xã hội liên tục trong suốt quá trình tham gia mà sẽ cộng dồn thời gian mà các giai đoạn người lao động tham gia bảo hiểm xã hội nhưng chưa hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần.

Đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu năm thì được hưởng lương hưu?

+ Đối với đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

Theo quy định tại Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 (được sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019) điều kiện hưởng lương hưu năm 2023 đối với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:

“Điều kiện hưởng lương hưu

1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

...

2. Người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

...

3. Lao động nữ là cán bộ, công chức cấp xã hoặc là người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc mà có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và đủ tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động thì được hưởng lương hưu.

4. Điều kiện về tuổi hưởng lương hưu đối với một số trường hợp đặc biệt theo quy định của Chính phủ.”.

Như vậy, để được hưởng lương hưu năm 2024 thì người lao động cần đáp ứng điều kiện về tuổi nghỉ hưu cũng như là số năm đóng bảo hiểm xã hội. Trong đó, số năm đóng bảo hiểm xã hội là ít nhất đủ 20 năm kể cả nam và nữ hoặc có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội đối với lao động nữ là cán bộ, công chức cấp xã hoặc là người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.

+ Đối với đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

Theo quy định tại Điều 73 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được sửa đổi bởi điểm c khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019 thì người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện hưởng lương hưu khi có đủ các điều kiện sau đây:

- Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động;

- Đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên.

Đã ngừng đóng BHXH nhiều năm, làm thế nào để đóng tiếp?

dong-bhxh-20-nam-co-nhan-duoc-luong-huu-khong-3

Trường hợp đã ngừng đóng BHXH nhiều năm mà muốn đóng tiếp để sau này hưởng hưởng hưu khi về già, người lao động có thể đăng ký tiếp tục tham gia BHXH theo một trong 02 cách sau:

+ Cách 1: Ký hợp đồng lao động với doanh nghiệp để được đóng BHXH bắt buộc

Theo khoản 1 Điều 2 Luật BHXH năm 2014, người lao động ký hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên sẽ được đóng BHXH bắt buộc.

Mức đóng BHXH bắt buộc của người lao động là 8% tiền lương tháng. Hằng tháng, người lao động đóng tiền bảo hiểm cho doanh nghiệp, sau đó doanh nghiệp chuyển số tiền này cho cơ quan BHXH.

+ Cách 2: Đăng ký tham gia BHXH tự nguyện tại địa phương

Thay vì đi làm để đóng BHXH bắt buộc, người lao động cũng có thể đăng ký tham gia BHXH tự nguyện tại địa phương nơi mình cư trú (thường trú hoặc tạm trú).

Theo Điều 9 Nghị định 134/2015/NĐ-CP, người lao động có thể chọn đóng bảo hiểm xã hội theo các phương thức sau:

- Đóng hàng tháng.

- Đóng 03 tháng/lần.

- Đóng 06 tháng/lần.

- Đóng 12 tháng/lần.

- Đóng không quá 05 năm/lần.

- Đóng 1 lần cho số năm còn thiếu (không quá 10 năm) để hưởng lương hưu.

Mức đóng BHXH tự nguyện được tính bằng 22% mức thu nhập mà người đó chọn đóng bảo hiểm. Người lao động còn được nhà nước hỗ trợ một phần tiền đóng BHXH tự nguyện để khuyến khích tham gia.